Văn học Tây Thi

Nét đẹp thành ngữ

Tây Thi, minh họa trong Họa lệ châu tụy tú (畫麗珠萃秀).

Hình ảnh nàng Tây Thi hấp dẫn hơn khi đang nhăn mặt vì đau trên bờ suối khiến cho một cô gái khác bắt chước nhăn mặt theo, nhưng lại bị nhiều người cười chê đã trở thành một điển tích văn học. Sắc đẹp của Tây Thi được miêu tả hết sức mỹ lệ, câu chuyện về nàng mang sắc thái của một đại mỹ nhân, từ đó trong danh sách Tứ đại mỹ nhân của văn hóa đương đại Trung Quốc, Tây Thi luôn xếp đầu tiên.

Có một cụm thành ngữ mô tả bốn loại vẻ đẹp mà ngày nay còn biết đến, đó là "Trầm ngư lạc nhạn, Bế nguyệt tu hoa" (Chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn), trong đó "Trầm ngư" thường là chỉ Tây Thi. Thế nhưng nguồn gốc thực sự từ thư tịch nào cụm Trầm ngư là để chỉ Tây Thi đều không rõ ràng. Trong khi đó, câu "Trầm ngư" có từ trong sách Trang Tử - Tề vật luận:「"Mao Tường, Ly Cơ, là hai người đàn bà đẹp, cá thấy chìm vào chốn hang sâu, chim thấy bay cao, lộc thấy thì thay sừng; đó là vẻ đẹp của thiên hạ"; 毛嫱、驪姬,人之所美也,鱼见之深入,鸟见之高飞,糜鹿见之决骤,四者孰知天下之正色哉。」. Theo cách ghi của Trang Tử, nhận thức của động vật đối với cái đẹp của con người cực kỳ vô vị, liền hoảng sợ mà chạy, thực tế không liên quan đến nhận thức của con người đối với nhan sắc của con người. Có thuyết cho rằng, cụm từ "Trầm ngư" được gán cho Tây Thi từ bài vịnh về nàng mang tên Hoán sa thiên (浣纱篇), trong đó có câu: 「"Điểu kinh nhập tùng la, ngư ý trầm hà hoa"; 鸟惊入松萝,鱼畏沈荷花」.

Một trong những câu thành ngữ liên quan đến Tây Thị gọi là Đông Thi hiệu tần (東施效顰), cũng gọi Đông gia hiệu tần (東家效顰) hay Xú nữ hiệu tần (醜女效顰). Một hôm, Tây Thi đột nhiên cảm thấy đau ở ngực, mặt mày nhăn lại, cô gái Đông Thi vốn xấu xí, thấy Tây Thi mặt nhăn lại vẫn còn đẹp mê hồn bèn bắt chước. Tưởng rằng mình sẽ đẹp như Tây Thi, thế nhưng Đông Thi bắt chước chỉ thêm xấu lạ, khiến người ta nhìn thấy đều chạy đi, thậm chí không dám ra đường nữa. Điển tích này cũng xuất phát từ Trang Tử, có ý chê cười đừng cố gắng làm việc mà khả năng không thể, cốt quả chỉ khiến mình tệ hơn đi mà thôi, do đó cũng có cách gọi 「Tây Thi bệnh; 西施病」, tức "Tây Thi bị đau mà nhăn mày", ám chỉ đến vẻ đẹp chỉ cần nhăn mày cũng dao động lòng người trong điển tích này[9].

Câu thành ngữ Tây mi Nam kiểm (西眉南臉) dùng để chỉ dung mạo mỹ lệ của đàn bà con gái xuất xứ từ Tây Thi. Điển tích này xuất xứ từ bài Vu sơn cao (巫山高) của Lý Hàm Dụng (李咸用):「"Tây mi Nam kiểm nhân trung mỹ, hoặc giả giai văn vô sở lợi"; 西眉南臉人中美,或者皆聞無所利」. Tây Thi và nàng Nam Uy (南威), đều là đại mỹ nhân trứ danh thời Xuân Thu, tịnh xưng Uy Thi (威施). Một câu thành ngữ khác, không chỉ nổi tiếng đối với người Trung Quốc mà con đến cả các quốc gia đồng văn khác trong khối Hán quyển như Việt Nam, chính là Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施), hay "Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi", xuất phát từ ngạn ngữ đời Tống trong bài Điều khê ngư ẩn tùng thoại hậu tập · Sơn cốc thượng (苕溪渔隐丛话后集·山谷上)[10], ý nói người tình trong mắt một người nào đó, dù vẻ ngoài thực tế ra sao cũng đều sẽ cực kỳ xinh đẹp.

Nét đẹp thơ văn

Tuy nổi tiếng về nhan sắc, qua nhiều cuốn luận kinh điển thời Chiến Quốc cũng thấy được, song câu chuyện về Tây Thi được hiến cho Ngô, lại làm Ngô mất nước dường như chỉ là một câu chuyện từ truyền thuyết dân gian. Hoặc cho dù là quả thật có câu chuyện Tây Thi được hiến cho Ngô, song hiệu quả lại không như truyền thuyết lưu truyền, như sách Ngô Việt xuân thu chỉ đơn giản là nói ["Tây Thi cùng Trịnh Đán"] đều được tìm từ nhà nghèo, dạy dỗ mà hiến cho Ngô. Huống hồ không chỉ một mình Tây Thi, mà còn có Trịnh Đán.

Dẫu vậy, đề tài văn học viết về Tây Thi vẫn rất nhiều, không chỉ là câu chuyện được Việt hiến Ngô, mà còn là về vẻ đẹp rạng ngời nổi tiếng. Truyện ngắn Việt nữ kiếm của Kim Dung đưa nhân vật Tây Thi vào với tên là Di Quang. Trong truyện, khi gặp Tây Thi, nhân vật A Thanh đang sát khí đằng đằng cũng phải khâm phục thốt lên:「"Trong... trong đời này, sao lại có người... có người đẹp đến thế? Phạm Lãi, cô ấy còn đẹp hơn những gì ông mô tả!"」.

Nhà thơ La Ôn thời nhà Đường có thơ cho Tây Thi rằng:

Hán tự...家國興亡自有時,吳人何苦怨西施。西施若解傾吳國,越國亡來又是誰Phiên âm...Gia quốc hưng vong tự hữu thời,Ngô nhân hà khổ oán Tây Thi.Tây Thi nhược giải khuynh Ngô quốc,Việt quốc vong lai hựu thị thùyDịch thơ...Nước nhà còn mất bởi cơ trời,Người Ngô sao cứ oán Tây Thi?Tây Thi nếu làm Ngô mất nước,Thì xưa Việt mất bởi tay ai?

Nhà thơ Thôi Đạo Dung đời Đường cũng viết một bài "Tây Thi than" nói về nàng:

Hán tự...宰嚭亡吳國,西施陷惡名。浣紗春水急,似有不平聲。Phiên âm...Tể dĩ vong Ngô quốc,Tây Thi hãm ác danh.Hoán Sa xuân thuỷ cấp,Tự hữu bất bình thanh.Dịch thơ...Người cầm đầu làm mất nước Ngô,Tây Thi bị mang tiếng xấu.Nước suối Hoán Sa mùa xuân chảy gấp,Tựa như cũng lên tiếng bất bình.

Thi tiên đời nhà ĐườngLý Bạch có viết một số bài thơ nói tới Tây Thi, như bài "Ngô vương mỹ nhân bán tuý" (吳王美人半醉):

Hán tự...風動荷花水殿香,姑蘇臺上宴吳王。西施醉舞嬌無力,笑倚東窗白玉床。Phiên âm...Phong động hà hoa thuỷ điện hương,Cô Tô đài thượng yến Ngô vương.Tây Thi tuý vũ kiều vô lực,Tiếu ỷ đông song bạch ngọc sàng.Dịch thơ...Gió lay động sen hồ, hương thơm ngátĐài Cô Tô, vua Ngô tiệc đang nồngMúa trong say, tây Thi chừng mệt lảCười cựa mình vào giường ngọc bên song
Tây Thi cố lý - nơi tưởng niệm Tây Thi tại Chư Kỵ.

Thi Phật Vương Duy có một bài thơ gọi là "Tây Thi vịnh" (西施詠):

Hán tự...艷色天下重,西施寧久微。朝為越溪女,暮作吳宮妃。賤日豈殊眾,貴來方悟稀。邀人傅脂粉,不自著羅衣。君寵益驍態,君憐無是非。當時浣紗伴,莫得同車歸。持謝鄰家子,效顰安可希。Phiên âm...Diễm sắc thiên hạ trọng,Tây Thi ninh cửu vi.Triêu vi Việt khê nữ,Mộ tác Ngô cung phi.Tiện nhật khởi thù chúng,Quý lai phương ngộ hy.Yêu nhân phó chi phấn,Bất tự trước la y.Quân sủng ích kiêu thái,Quân liên vô thị phi.Đương thì hoán sa bạn,Mạc đắc đồng xa quy.Trì tạ lân gia tử,Hiệu tần an khả hy.Dịch thơ...Sắc đẹp thiên hạ trọng,Há mãi hèn Tây Thi.Sớm bên khe Việt nữ,Chiều chính cung Ngô phi.Lúc nghèo đâu khác lạ,Khi sang quả hữu hi.Sai người thoa hương phấn,Chẳng tự mặc xiêm y.Vua yêu càng duyên dáng,Vua quý mặc thị phi.Bạn thuở xưa giặt lụa,Về cùng xe hòng chi.Nhắn cô ả bên xóm,Nhăn mặt mong được gì.

Một vở nhạc kịch Tây Thi đã được trình diễn tại Nhà hát lớn quốc gia (Trung Quốc) với nội dung dựa trên câu chuyện người đẹp.[11]